Ở cái tuổi gần 80 nhưng ông Bua vẫn phải nai lưng ra làm để nuôi người con trai tâm thần và đứa cháu nôi tội nghiệp. Bữa trưa của ông lão người Mông chỉ có bát cơm trắng và nửa gói mì tôm làm canh.
Ông lão gần 80 tuổi và nỗi khốn khổ khi con trai mắc bệnh tâm thần
Chúng tôi tìm vào bản Bó Nhàng 1, xã Vân Hồ, huyện Vân Hồ, tỉnh Sơn La thăm ông Giàng A Bua (SN 1946) vào buổi trưa cuối tháng 6. Căn nhà gỗ, lợp tôn của gia đình ông lão người dân tộc Mông ở rìa bản được bao quanh bởi những cây đào, mận, chuối và ngô, nằm thoai thoải bên sườn đồi.
Trong căn nhà trống huếch, trống hoác, vắng vẻ, ông Bua đang lọ mọ chuẩn bị ăn trưa. Bữa trưa của ông lão người Mông này chỉ đơn giản là bát cơm trắng và gói mì tôm được chia đôi, nửa gói pha nước sôi làm canh, nửa để lại ông nói “phần cho cháu nội”.
Thấy có khách, ông Bua dồn cả bát nước sôi có vài sợi mì tôm vào bát cơm ăn vội để tiếp khách. Ông lão dò dẫm xuống bếp rồi một hồi sau mới lật đật mang lên ấm nước và ba chiếc chén cũ.
“Xoong, nồi, bát, đũa, cốc, chén đồ đạc trong nhà phải mang giấu dưới bếp rồi khóa cửa lại, chứ không thì thằng con trai tôi nó lên cơn đập phá hết”, ông Bua bắt đầu câu chuyện với chúng tôi như vậy.
Con trai ông Bua là Giàng A Chống (SN 1993), lấy vợ và có con trai tên Giàng A Minh (SN 2012). Năm 2015, một biến cố về sức khỏe khiến Chống bị ốm nặng và bị tâm thần từ đó.
Người vợ trẻ của Chống cũng nản lòng, bất lực bỏ nhà đi, để lại con trai cho vợ chồng ông Bua chăm nuôi. Năm 2020, vợ ông Bua ốm nặng rồi qua đời. Từ đó tới nay, mình ông Bua nai lưng ra làm việc để có tiền lo chạy chữa cho con trai tâm thần và cháu nội đang tuổi ăn, tuổi học.
Ông Bua cho biết cũng chạy vạy khắp nơi, tìm đủ cách chữa trị để mong Chống khỏe lại còn chăm sóc cho con trai. Thế nhưng, tiền nợ ngày càng lớn mà bệnh tình chẳng thuyên giảm, nên ông đành buông xuôi.
“Khổ lắm, ăn còn không đủ, nhiều hôm ông cháu nhịn đói. Đôi lúc định khuyên cháu nghỉ học, nhưng làm vậy lại thấy tội cho cháu, nên không dám nói ra, đến đâu hay đến đó vậy”, ông Bua nói rồi thở dài, chép miệng cho qua.
Mang gạo ra vườn giấu con, mưa ướt, gạo hỏng, cả nhà nhịn đói
Chúng tôi đến thăm nhà mà không hẹn trước, nên không gặp được cháu Giàng A Minh (con trai của Chống). Đám trẻ con trong bản thấy người lạ nên cũng tò mò ngó nghiêng, có cậu nhóc nói rằng thấy Minh đang trên nương lấy củi.
Hơn 11 giờ trưa, Giàng A Chống vẫn cởi trần đắp chăn nằm im thin thít trên chiếc giường tre trong gian nhà tối kê sát nhà bếp. Ông Bua không dám đến gần con trai, chỉ rón rén mở cửa sổ từ bên ngoài rồi gọi A Chống dậy.
Ông Bua nói rằng, ngày nào Chống cũng vậy, cứ đi lang thang khắp nơi, không kể đêm ngày hay nắng mưa, mỗi lần về nhà là rũ rượi, ngủ mê mệt. Gần 80 tuổi, ông Bua lại là người đang gồng gánh cả gia đình, là người duy nhất kiếm tiền để nuôi cả ba miệng ăn.
“Mỗi lần con lên cơn rất sợ, thấy gì cũng đập phá. Có gì tôi phải mang đi giấu hết. Có lần mang gạo giấu ngoài gốc cây đào, sát chuồng gà rồi đi làm nương. Trời mưa to, không về kịp để cất gạo, thế là bị ướt hết không còn gạo mà ăn. Nhiều lúc buồn lắm, mệt lắm, muốn mặc kệ nhưng mà thương thằng cháu nội quá”, ông Bua trải lòng về khó khăn và những nỗi lo lắng thường trực.
Ông Đinh Biên Luận, Chủ tịch Hội Cựu chiến binh huyện Vân Hồ, bày tỏ xót xa trước tình cảnh của người hội viên khó khăn nhất xã Vân Hồ: “Ông Giàng A Bua là hội viên Hội Cựu chiến binh Vân Hồ, có hoàn cảnh rất khó khăn.
Gần 80 tuổi rồi, nhẽ ra được nghỉ ngơi nhưng hàng ngày vẫn lao động cực nhọc để lo cho con và cháu. Làm việc từ mờ sáng cho đến tối mịt.
Thế nhưng cũng không được yên đâu, con trai ông mỗi lần lên cơn thì đập phá đồ đạc, có bao nhiêu gạo, mắm, muối thì đổ ra khắp nhà nên thường phải cất giấu nay chỗ này, mai chỗ khác.”
Tôi rất tiếc khi nghe về những khó khăn mà ông đang phải đối mặt. Cảm thấy cô đơn và lo lắng trong hoàn cảnh như vậy là điều dễ hiểu. Để giúp ông có thể vượt qua giai đoạn khó khăn này, có một số điều ông có thể làm:
- Tìm sự hỗ trợ từ cộng đồng: Có thể có các tổ chức địa phương hoặc nhóm hỗ trợ cộng đồng sẵn sàng giúp đỡ những người gặp phải những tình huống tương tự. Họ có thể cung cấp sự hỗ trợ tinh thần và thậm chí là hỗ trợ về vật chất.
- Tham gia các hoạt động xã hội: Việc tham gia vào các hoạt động xã hội như câu lạc bộ, các buổi gặp gỡ hàng tuần, hoặc các lớp học sẽ giúp ông mở rộng mạng lưới xã hội và giảm cảm giác cô đơn.
- Tìm sự hỗ trợ từ gia đình và bạn bè: Gia đình và bạn bè thường là nguồn hỗ trợ quan trọng. Đừng ngần ngại để họ biết về tình trạng của ông và yêu cầu họ giúp đỡ nếu cần thiết.
- Giữ liên lạc với con cháu: Dù cho con dâu đã bỏ đi, nhưng vẫn còn cháu nội. Việc duy trì mối quan hệ với cháu nội sẽ giúp ông cảm thấy được yêu thương và quan tâm.
- Cân nhắc tìm các dịch vụ hỗ trợ chuyên môn: Nếu con tâm thần của ông đang gặp vấn đề, có thể cân nhắc tìm kiếm các dịch vụ hỗ trợ chuyên môn để giúp ông quản lý tình trạng sức khỏe tâm thần của mình.
- Dành thời gian cho bản thân: Đừng quên chăm sóc bản thân. Thực hiện các hoạt động ôn hòa như đi bộ, đọc sách, nghe nhạc, hay thực hành các hoạt động thư giãn khác sẽ giúp ông giảm stress và cảm thấy tĩnh tâm hơn.
Các biện pháp này có thể giúp ông vượt qua giai đoạn khó khăn và tìm lại được sự cân bằng trong cuộc sống. Nếu cần thêm thông tin hay muốn nói chuyện thêm về vấn đề này, ông có thể chia sẻ thêm với tôi.